Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ọc sữa phải làm sao? 4

Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh thường bị ọc sữa sau khi bú. Vậy trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ọc sữa phải làm sao? Khi nào thì trẻ bị ọc sữa là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm, cần phải đi khám ngay? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để nắm bắt rõ thông tin về vấn đề này.

Ọc sữa là gì? 

Trước khi đi tìm lời đáp cho thắc mắc “trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ọc sữa phải làm sao?”, hãy cùng tìm hiểu ọc sữa và nôn ói ở trẻ nhỏ khác nhau như thế nào.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa của con vẫn đang phát triển nên những tháng đầu trẻ sẽ ọc sữa, trớ sữa sau khi bú nhiều hơn so với giai đoạn sau.

Ọc sữa là tình trạng sữa trong dạ dày trào ngược lên thực quản của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Điều này xảy ra do cơ vòng thực quản dưới hoạt động chưa hiệu quả khiến các chất trong dạ dày có thể bị trào ngược. Tình trạng này thường xảy ra khi trẻ đã bú no.

Là cha mẹ, nhất là những người mới lần đầu nuôi con nhỏ,  cần chú ý phân biệt ọc sữa và nôn ói. Điều này có thể giúp sớm phát hiện ra các bất thường của trẻ để từ đó có thể chăm sóc trẻ tốt hơn.

Ọc sữa là tình trạng sữa trong dạ dày trào ngược lên thực quản của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Ọc sữa là tình trạng sữa trong dạ dày trào ngược lên thực quản của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Ọc sữa: Sau khi bú, một lượng sữa nhỏ dễ dàng trào ra khỏi miệng, thường đi kèm với biểu hiện ợ hơi, trẻ không có biểu hiện khó chịu do tình trạng này không liên quan đến sự co thắt của các cơ trong dạ dày.

Nôn ói: Cơ bụng co thắt khiến trẻ khó chịu, chất nôn được nôn mạnh ra ngoài qua miệng thành vòi. Trong một số ít trường hợp, trẻ bị nôn ói có thể là triệu chứng bị dị ứng, vấn đề về tiêu hóa hoặc vấn đề sức khỏe khác cần được chăm sóc y tế kịp thời.

Nguyên nhân sinh lý khiến trẻ bị ọc sữa

Theo các chuyên gia nhi khoa, có 3 lý do chính khiến trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ọc sữa sau khi bú:

  • Trẻ bú quá nhiều: Việc bú nhiều hoặc quá nhanh có thể là thủ phạm khiến trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ọc sữa sau khi bú.
  • Trẻ nuốt nhiều không khí trong khi bú: Trẻ bú nhanh hay sữa mẹ tiết ra nhiều cũng có thể khiến bé vô tình nuốt nhiều không khí. Việc có quá nhiều không khí trong dạ dày sẽ là nguyên nhân khiến bé ọc sữa sau khi bú.
  • Bé bị kích thích quá mức sau khi bú: Việc để bé nằm sấp hay chơi đùa ngay sau khi bú có thể khiến trẻ bị ọc sữa.

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa do các nguyên nhân bệnh lý

Đa số các trường hợp trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ọc sữa là hiện tượng sinh lý bình thường như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, ở một số trẻ, tình trạng ọc sữa có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý, chẳng hạn như:

  • Nhạy cảm hoặc dị ứng với một số loại thực phẩm hoặc đồ uống mà mẹ tiêu thụ: Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng hay nhạy cảm với một số thực phẩm, đồ uống mà mẹ tiêu thụ. Nguyên do là chất gây dị ứng hay khiến trẻ nhạy cảm có thể đi vào sữa mẹ và khiến bé ọc sữa, nôn trớ.
  • Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Nếu bé yêu tiếp tục ọc sữa trong vòng 2 giờ sau khi bú nhưng vẫn vui vẻ, chơi đùa thì có thể bé đã bị trào ngược dạ dày thực quản (GER) ở trẻ nhỏ. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa kỳ (NIH), ước tính có khoảng 70 – 85% trẻ 2 tháng tuổi bị trào ngược mỗi ngày. Thông thường, trẻ bị trào ngược sẽ ọc một ít sữa sau khi bú và tình trạng này sẽ giảm dần khi trẻ lớn hơn.
  • Hẹp môn vị: Trẻ thường ọc sữa và kèm theo các cơn co thắt cơ xảy ra sau mỗi lần bú. Dịch nôn có thể bắn ra thành dòng mạnh.
  • Sưng thực quản hoặc dạ dày (viêm thực quản hoặc viêm dạ dày) hoặc vấn đề sức khỏe khác cần được chẩn đoán và điều trị: Nếu mắc phải một trong các vấn đề này, dịch nôn của trẻ có thể kèm máu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *